0
Tin tức

Sự hình hành những ly kem đầu tiên trên thế giới

Trong thời kỳ của đế quốc Ba Tư, người ta đã biết đổ nước ép nho đậm đặc lên bát chứa đầy tuyết để dùng. Đây là loại thực phẩm thường được sử dụng trong những ngày nắng nóng. Tuyết từ mùa đông được lưu trữ trong những buồng ngầm gọi là "yakhchai" và sau đó được mang ra sử dụng dần khi mùa đông kết thúc. Ngoài ra ngay trong mùa hè, người dân vẫn có thể khai thác băng tuyết từ dãy núi Ecbatana gần đó.


Những căn lều yakhchai được người Ba Tư dùng để trữ nước đá​

Vào năm 400 trước công nguyên, những người Ba Tư đã phát minh ra phương pháp ướp lạnh đặc biệt nhằm giữ lạnh cho nước hoa hồng và bún miến để cung cấp cho hoàng gia vào mùa hè. Băng tuyết được trộn với nghệ tây, trái cây và nhiều hương vị khác để tạo thành món ăn có dạng như kem.

Cho đến nay, người ta vẫn chưa tìm thấy một người cụ thể nào có công phát minh ra kem. Theo những ghi chép được phát hiện và lưu trữ đến ngày nay cho thấy, nguồn gốc của kem có từ những năm 200 trước Công nguyên, khi người Trung Quốc cổ đại tạo ra món ăn từ gạo trộn với sữa sau đó được làm lạnh bằng cách đóng gói và vùi trong tuyết. Bấy giờ là thời Thương dưới sự trị vì của vị vua đầu tiên là Thiên Ất. Ông đã chiêu mộ hơn 90 "người đàn ông băng" để trộn một hỗn hợp gồm bột, long não và sữa trâu với nước đá.
Người Trung Quốc cũng được ghi nhận là chế tạo máy làm kem đầu tiên. Họ dùng một chậu chứa đầy hỗn hợp si rô, sau đó đóng gói chậu lại và vùi vào trong tuyết và muối.
Một trong số những loại thực phẩm có hình thức giống kem được chế tạo từ thời Alexander Đại đế, một người rất ưa thích tuyết trộn với mật ong. Có ghi chép lại rằng, hoàng đế Nero Claudius Caesar từ Rome cũng từng cho người tới những dãy núi để thu thập băng tuyết về sau đó trộn với nước trái cây tạo nên một hỗn hợp tương tự như kem trái cây ngày nay. Đây chính là những hình thức kem đầu tiên của con người. Tuy nhiên, bấy giờ kem chỉ phù hợp với tầng lớp quý tộc, vua chúa vì không phải ai cũng có điều kiện gởi người đi thu thập băng tuyết từ những đỉnh núi cao.

Viết bình luận

Facebook Thực phẩm Bách Khang Zalo Thực phẩm Bách Khang hotline